logo

TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

29-07-2023 10:07 372

TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
 
“Mắt Sáng Cùng Em Đến Trường”

Tại Việt Nam có gần 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ, trong số đó có tới hơn 2/3 trẻ bị cận thị. Vậy tật khúc xạ học đường là gì? Làm sao để phòng tránh? Cùng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tìm hiểu ngay về vấn đề khúc xạ học đường nhé.

I. TỔNG QUAN

1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là hiện tượng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể nhìn thấy rõ ràng hình ảnh, sự vật xung quanh và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực.

2. Các loại tật khúc xạ học đường: Cận thị, viễn thị và loạn thị

3. Tật khúc xạ học đường và tỷ lệ mắc phải?

Tật khúc xạ học đường thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, trong đó có 80% cận thị, nhiều nhất từ 11 đến 15 tuổi. Tật khúc xạ học đường có xu hướng phát triển tăng dần cho đến năm 18 – 20 tuổi thì dừng lại. Xuất hiện càng sớm và càng nặng thì độ mắt tăng càng nhiều.

Theo thông tin Bộ Y Tế cung cấp 2020, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở thanh thiếu niên đang tăng cao với:

  • Khoảng 15%-20% thanh thiếu niên mắc ở nông thôn.
  • Khoảng 30%-40% thanh thiếu niên mắc ở thành phố.
  • Nếu tính số trẻ từ 6 – 15 tuổi trên cả nước, tỷ lệ mắc khúc xạ học đường sẽ khoảng 20%. Tức là tương đương gần 3 triệu em.

II. NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân gây nên các tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường.

- Trong đó, có 2 nguyên nhân chủ yếu là:

  • Yếu tố di truyền: chiếm tỷ lệ thấp và khó phòng tránh.
  • Yếu tố môi trường: chiếm tỷ lệ cao và có thể phòng tránh như tư thế ngồi học không đúng, ánh sáng không đủ và sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.

III. HẬU QUẢ

  • Tật khúc xạ sẽ khiến mắt nhìn không rõ từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt của các bạn học sinh;
  • Cận thị nặng có thể dẫn đến mù loà;
  • Một số loại tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác/lé dẫn đến nhược thị một mắt.

IV. CÁCH PHÁT HIỆN KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG

  • Trẻ nhìn chữ trên bảng mờ, phải lại gần mới thấy rõ hoặc phải nheo mắt di kèm các triệu chứng mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu, mệt mỏi, học lực giảm dần.
  • Do đó, cha mẹ và các em nếu thấy bất kỳ biểu hiện trên cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Mắt để khám và phát hiện bệnh, tật khúc xạ để điều trị kịp thời.

V.  KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA

Để phòng ngừa các tật khúc xạ, phụ huynh và học sinh cần chú ý quan tâm:

1. Loại trừ các yếu tố môi trường có nguy cơ:

  • Bảo vệ mắt, vệ sinh mắt hàng ngày;
  • Cho trẻ ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách vở là 35-40 cm.
  • Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng và vuông góc với mặt ghế ngồi, hai chân thoải mái, hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định.
  • Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút.
  • Không nên cho trẻ đọc sách, xem tivi, chơi điện tử quá 02 giờ liên tục
  • Tạo thói quen cho mắt nghỉ ngơi và áp dụng quy tắc 20-20-20. Tức là sau 20 phút dùng điện thoại, tivi thì nên cho mắt nghỉ 20s bằng cách nhìn xa 20 feet (khoảng 6m).
  • Tuân thủ đầy đủ chế độ giải lao, vui chơi và dinh dưỡng hợp lý
  • Ngủ đủ 8- 10 tiếng/ngày

2. Đo, khám khúc xạ tại các cơ quan y tế uy tín được Bộ y tế cấp phép như Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai,…

3. Đeo kính đúng độ và thường xuyên cho các trẻ đã có tật khúc xạ.

4. Tái khám định kì khúc xạ 6 tháng/lần hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ, kỹ thuật viên khúc xạ.

5. Chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ, đặc biệt là các loại củ quả có màu vàng, đỏ hay rau quả màu xanh đậm, trứng, sữa,….

Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là địa chỉ đáng tin cậy và được đánh giá cao trong lĩnh vực đo, khám khúc xạ.

Địa chỉ :  Lầu 1 – Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, số 2, đường Đồng Khởi, Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.