logo

TỔNG QUAN SUY THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

08-07-2023 10:23 373

TỔNG QUAN SUY THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

I. TỔNG QUAN

Theo thống kê năm 2019, cứ 100 người thì có 5 người mắc suy thận mạn và cứ 1000 người thì có 1 người bị suy thận mạn giai đoạn cuối.  Số ca bệnh mắc mới cũng đang có chiều hướng gia tăng. Suy thận được chia làm 2 nhóm (suy thận cấp và suy thận mạn).

II. NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ MẮC PHẢI SUY THẬN ?

- Những người đang mắc các bệnh: Đái tháo đường; Tăng huyết áp; Bệnh lý cầu thận.

- Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải suy thận:

  • Hút thuốc
  •  Béo phì
  •  Cholesterol cao
  •  Lạm dụng thuốc kháng viêm NSAIDS
  •  Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
  •  Người cao tuổi.

III. BIỂU HIỆN CỦA SUY THẬN MẠN LÀ GÌ?

Biểu hiện thường gặp của suy thận mạn: chán  ăn, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, giảm lượng nước tiểu, phù, khó thở, mệt mỏi, ngứa, thiếu máu,…

IV. LÀM SAO BIẾT MÌNH BỊ SUY THẬN MẠN?

Các triệu chứng của suy thận không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh khác, bệnh thường được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thân và nước tiểu. Vì vậy, nếu bạn có yếu tố nguy cơ và có các triệu chứng trên cần đi khám để được kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm bệnh.

V. ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh thận mạn không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu có phác đồ điều trị hiệu quả vẫn đảm bảo cho người bệnh một cuộc sống năng động, thoải mái và tiếp tục học tập, làm việc.

1. Điều trị nội khoa

Chăm sóc hỗ trợ và điều trị bệnh lý đi kèm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả. Phương pháp điều trị này chỉ giúp có thể giúp người bệnh có một cuộc sống thoải mái hơn, kéo dài thời gian đến suy thận giai đoạn cuối.

2. Lọc máu nhân tạo (chạy thận nhân tạo)

Lọc máu nhân tạo (Hemodialysis – HD) là việc sử dụng máy ở bên ngoài cơ thể để làm sạch các chất thải trong máu thay cho chức năng của thận. Phần máu sau khi thanh lọc hết độc tố sẽ được trả trở về cơ thể người bệnh. Việc lọc máu có thể thực hiện đều đặn 3 lần/tuần tại các cơ sở y tế.

3. Thẩm phân phúc mạc

Thẩm phân phúc mạc hay lọc màng bụng (Peritonealdialysis – PD) là phương pháp làm sạch chất thải trong máu bằng cách sử dụng niêm mạc vùng ổ bụng của chính người bệnh. Việc lọc màng bụng được thực hiện bằng một dung dịch đặc biệt được gọi là dịch lọc. Lọc màng bụng có thể được thực hiện tại bệnh viện, thậm chí là tại nhà hay nơi làm việc, nếu người bệnh có thể chuẩn bị một phòng kín sạch sẽ.

Thẩm phân phúc mạc không phải là một lựa chọn tối ưu cho tất cả người bị suy thận. Bởi phương pháp này cần phải được thao tác bởi một người có kinh nghiệm, có khả năng chăm sóc người bệnh tại nhà và một số trang thiết bị nhất định.

4. Ghép thận

Đây có thể xem là niềm hy vọng lớn nhất đối với người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống thải ghép trong suốt quãng đời còn lại để đảm bảo hệ miễn dịch không tấn công thận mới, đồng thời bảo vệ sức khỏe tổng thể.

VI. CÁCH PHÒNG NGỪA SUY THẬN MẠN

Vì suy thận mạn không thể được chữa khỏi hoàn toàn nên cách điều trị tốt nhất vẫn là ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu bằng các thói quen sống lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Không uống nhiều bia rượu
  •  Không hút thuốc
  •  Kiểm soát tốt huyết áp cũng như lượng đường trong máu.
  •  Thường xuyên rèn luyện thể chất, ăn uống lành mạnh.
  •  Duy trì cân nặng hợp lý

Khoa Lọc máu – Thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được trang bị 26 máy chạy thận hiện đại, tiến hành lọc máu liên tục 24/24 cho các trường hợp cấp cứu và lọc máu chu kỳ cho bệnh nhân suy thận mạn 4 ca/ngày (từ 6h đến 23h). Ngoài ra Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai còn triển khai kỹ thuật lọc màng bụng tại khoa Nội tiết. Đội ngũ Y, Bác sĩ khoa Thận nhân tạo đang nỗ lực ngày đêm để làm sao điều trị được tốt nhất các bệnh lý liên quan suy thận và ngộ độc.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện, quý khách vui lòng bấm số hotline 1900-2115 hoặc đặt lịch trực tiếp Tại đây. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI để quản lý theo dõi lịch và đặt lịch mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.