logo

Nghiệm Pháp Bàn Nghiêng Trong Chẩn Đoán Ngất

05-07-2023 19:36 538

Nghiệm Pháp Bàn Nghiêng Trong Chẩn Đoán Ngất

Ngất là sự mất ý thức thoáng qua tự phục hồi nhưng khiến người bệnh lo lắng và hoảng sợ vì xảy ra tương đối đột ngột và có khả năng gây nguy hiểm, chẳng hạn như khi bệnh nhân đang lái xe, trèo cao…

Để tìm ra nguyên nhân chính của ngất thì hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã đưa vào ứng dụng nghiệm pháp bàn nghiêng để đánh giá, chẩn đoán nguyên nhân chưa rõ gây ngất ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cũng là 1 trong số ít bệnh viện tuyến tỉnh có triển khai kĩ thuật này.

Chỉ định thực hiện Nghiệm pháp bàn nghiêng

- Ngất 1 lần không giải thích được nguyên nhân ở người có nguy cơ cao (ví dụ: phi công, lái xe đường dài)

- Ngất nhiều lần không kèm bệnh tim thực thể, hoặc có bệnh tim thực thể - nhưng các nguyên nhân ngất do tim đã được loại trừ.

- Té ngã tái phát không giải thích được nguyên nhân.

- Đánh giá ngất thường xuyên và có bệnh về tâm lý.

- Đánh giá nguyên nhân ngất phản xạ

Quá trình thực hiện Nghiệm pháp bàn nghiêng

Hình ảnh minh họa thế đứng độ nghiêng bàn

Nghiệm pháp gồm 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: kéo dài 20 phút. Bệnh nhân được nằm nghỉ trên bàn với góc nghiêng 0 độ. Đo mạch, huyết áp trước khi nghiêng bàn 5 phút.

- Giai đoạn 2: kéo dài 20 phút. Nghiêng bàn 70 độ. Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, mạch, huyết áp mỗi 5 phút.

·        Nghiệm pháp ngừng khi ngất/gần ngất, huyết áp tụt hay nhịp tim < 40l/p

·        Nếu âm tính chuyển sang giai đoạn 3

- Giai đoạn 3: kéo dài 20 phút, có xịt thuốc nitroglycerin dưới lưỡi. Ghi nhận dấu hiệu, mạch, huyết áp mỗi 5 phút. Nghiệm pháp ngừng khi bệnh nhân ngất/gần ngất kèm theo rối loạn nhịp tim hay tụt huyết áp.

  Một bệnh nhân đang được thực hiện nghiệm pháp bàn nghiêng tại khoa Nội tim mạch

Kết quả:

Bất cứ giai đoạn nào của nghiệm pháp này có thể gây được cơn ngất hoặc gần ngất kèm với hạ huyết áp, có thể có hay không nhịp chậm, đều được ngưng nghiệm pháp ngay bằng cách cho bàn trở về vị trí 0 độ ban đầu. Có thể nâng chân bệnh nhân lên cao để giúp tăng nhanh lượng máu về tim, hồi phục cơn ngất nhanh hơn.

Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ khoa Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sẽ đề nghị các xét nghiệm, điều trị bổ sung, đồng thời hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp giúp bệnh nhân hạn chế xảy ra tình trạng ngất trong tương lai.

 

Quý bệnh nhân đang gặp các vấn đề tương tự trên có thể liên hệ Phòng khám Nội Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

 Giờ làm việc: Sáng 7h00-11h30; Chều 13h30-16h30 từ thứ 2 – thứ 6 (T7 và CN làm việc buổi sáng)