Tầm soát ung thư hiện nay được coi như “ kim chỉ nam” để phát hiện sớm nhằm kịp thời đưa ra các phương án ngăn trặn, phác đồ điều trị ung thư hiệu quả từ đó làm giảm nguy cơ tử vong và giảm tối đa chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, tầm soát ung thư là gì thì hiện nay không phải ai cũng biết được.
I. Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư được coi là các biện pháp, thủ thuật được tiến hành trên cơ thể người bệnh nhằm phát hiện ra ung thư khi còn rất sớm để kịp thời đưa ra phương án chữa trị tối ưu nhất cho người bệnh
Đối với một số loại ung thư chưa có biểu hiện hay triệu chứng nghiêm trọng, hay khi khối u còn đang rất nhỏ chưa đủ để ảnh hưởng, chưa phát triển to lên hay di căn ra các mô xung quanh thì phương pháp tầm soát ung thư có khả năng phát hiện với độ chính xác cao nhờ những thủ thuật y khoa chuyên biệt và biện pháp y học hiện đại. Điều này có thể liên quan đến các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm các mẫu mô, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, nội soi. Việc phát hiện sớm ung thư (tầm soát ung thư) sớm sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị thành công ngăn chặn bệnh kịp thời trước khi nó lây lan sang các phần khác cơ thể.
II. Vì sao phải tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh. Ung thư ở giai đoạn rất sớm hầu hết được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư – những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư sau này.
Để phòng tránh ung thư hiệu quả, điều trước tiên cần làm là tầm soát, đặc biệt đối với những người trong nhóm nguy cơ cao như: có người thân (cha, mẹ, chị, em…) bị loại ung thư có tính chất gia đình như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng và nhóm người nghiện thuốc lá, rượu bia.
Khi bạn muốn tầm soát ung thư thì nên thực hiện càng sớm càng tốt, khi bắt đầu vào tuổi nguy cơ. Nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm…, tùy theo loại ung thư. Ngoài ra, chưa đến kỳ tầm soát nhưng nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư thì nên khám chuyên khoa ngay.
III. Các trường hợp có nguy cơ ung thư cao cần tầm soát ngay
Có rất nhiều người/ trường hợp có nguy cơ bị mắc ung thư cao mà không hề biết để đi tầm soát. Vì thế họ không ý thức được những nguy hiểm đang rình rập về sức khỏe của bản thân. Chúng tôi sẽ liệt kê những người có nguy cơ mắc ung thư cao và cần có ý kiến bác sĩ để tầm soát ung thư ngay
1. Đã được chuẩn đoán và điều trị ung thư trước đây
Rất nhiều người hiện nay vẫn nghĩ rằng, ung thư có thể chữa khỏi và không bị tái lại, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, bạn bị đã từng có nguy cơ hoặc đã điều trị trước đây nguy cơ mắc phải ung thư của bạn sẽ ngày càng cao hơn.
2. Có người trong gia đình ( quan hệ huyết thống) mắc bệnh sau:
– Ung thư vú
– Ung thư dạ dày
– Ung thư đại tràng hoặc polyp tuyến đại tràng
– Hội chứng Lynch hay ung thư đại tràn di truyền không do polyp (HNPCC)
– U bệnh da polyp tuyến gia đình ( FAP – Familial Adennomatous Polyposis)
3. Xét nghiệm gen có các đột biến liên quan đến ung thiw ( BRCA, TP53, PTEN) hoặc có người trong gia đình đột biến các gen này
4. Có các thói quen sinh hoạt xấu: Hút thuốc lá từ 30 năm trở lên, hiện vẫn đang hút hoặc đã bỏ thuốc trong 15 năm qua
5. Đã được chuẩn đoán hoặc điều trị các bệnh lý có nguy cơ cao diễn tiến hành ung thư như:
– Ung thư (carcinoma) tiểu thùy tại chỗ tuyến vú hoặc tăng sản ống tuyến vú không điển hình
– Chiếu xạ vào vùng cổ ngực từ 10-30 tuổi
– Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) ở dạ dày.
– Teo dạ dày mạn tính
– Thiếu máu ác tính ( thiếu máu do thiếu vitamin B12)
– Chuyển sản niệm mạc ruột của dạ dày
– Đã mổ cắt một phần dạ dày
– Đã được chuẩn đoán polyp đại tràng, dạ dày khi nội soi trước đó
– Bệnh lý viêm đại tràng
– Bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ không do rượu
– Viêm gan B hoặc C
tam-quan-trong-cua-tam-soat-ung-thu
IV. Các phương tiện tầm soát ung thư có giá trị hiện nay
Các phương tiện có giá trị cao trong tầm soát ung thư là những phương tiện có khả năng phát hiện bệnh cao, ít bỏ sót bệnh. Sau đây là một số phương tiện hiện nay được sử dụng nhiều trên thế giới để tầm soát ung thư:
1. Tầm soát ung thư vú:
Nhũ ảnh là chụp X quang tuyến vú, có khả năng phát hiện ung thư vú không sờ thấy có giá trị nhất hiện nay trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ. Phương tiện này thường áp dụng cho phụ nữ trên 40 tuổi. Phụ nữ ở tuổi này mô tuyến (mô tạo sữa khi mang thai và cho con bú) thường ít hơn mô mỡ nên nhũ ảnh dễ phát hiện tổn thương ung thư hơn.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) đề nghị tầm soát ung thư vú cho phụ nữ nguy cơ cao ung thư vú khi mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, xạ trị thành ngực lúc 20-30 tuổi.
Ngoài ra, phát hiện sớm ung thư vú có thể bằng tự khám tuyến vú hằng tháng, đi khám lâm sàng định kỳ mỗi năm.
Siêu âm vú không phải là phương tiện tầm soát, vì khó phát hiện được tổn thương ung thư nhỏ biểu hiện bằng vôi hóa li ti, nhưng có vai trò hỗ trợ sau chụp nhũ ảnh nghi ngờ ung thư vú hoặc nhu mô vú dày.
2. Tầm soát ung thư cổ tử cung:
Phết tế bào học cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm PAP) là dùng một que hoặc bàn chải phết vào cổ tử cung để lấy các tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, có thể kết hợp với soi cổ tử cung để thấy rõ vùng cần phết. Giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư (dị sản) hoặc ung thư tiền xâm lấn, ung thư tại chỗ (giai đoạn 0).
Kết hợp thêm xét nghiệm ADN virut HPV đánh giá nguy cơ ung thư.
3. Tầm soát ung thư phổi:
Chụp CT xoắn ốc liều thấp, đây là một loại CT có độ phân giải cao và tốc độ nhanh giúp phát hiện tổn thương nhỏ và ít độc tính bởi liều xạ thấp.
X quang ngực có thể thay thế cho CT nhưng giá trị thấp hơn.
4. Tầm soát ung thư gan:
Xét nghiệm AFP kết hợp với siêu âm cho nhóm nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan B hoặc C, nghiện rượu.
5. Tầm soát ung thư trực – đại tràng:
Thử máu ẩn trong phân và nội soi:
Bướu thường gây xuất huyết ngay cả khi còn nhỏ, do đó nếu xét nghiệm máu trong phân mà dương tính thì sau đó tiến hành nội soi để tìm tổn thương. Ngoài ra, có thể trực tiếp nội soi để phát hiện trực tiếp tổn thương ngay từ đầu. Nội soi không những giúp phát hiện ung thư sớm mà còn phát hiện được tổn thương tiền ung thư, thường dạng políp và qua đó cắt luôn políp này.
6. Tầm soát ung thư dạ dày:
Cũng giống đại trực tràng, dạ dày là cơ quan hình ống, rỗng nên nội soi là phương pháp có giá trị nhất trong tầm soát. Nội soi giúp nhìn thấy trực tiếp tổn thương trong lòng dạ dày, nơi đây ung thư thường xuất hiện.
7. Tầm soát ung thư da và hốc miệng:
Không cơ quan hay cấu trúc nào thuận lợi như da và hốc miệng. Da là cấu trúc bao bọc bên ngoài cơ thể, hốc miệng là cơ quan cửa ngỏ cơ thể, có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường.
Thăm khám lâm sàng hốc miệng giúp phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư như bạch sản, hồng sản hay một tổn thương nhỏ lâu lành trong hốc miệng.
Quan sát da có thể thấy được vết loét hay sùi, u cục nhỏ hay sự thay đổi tính chất một nốt ruồi.
8. Tầm soát ung thư tuyến giáp:
Tuyến giáp là cơ quan nằm ngay trước cổ. Siêu âm là một phương tiện không có hại, chi phí thấp có thể phát hiện ung thư rất nhỏ, có thể phát hiện khi ung thư chỉ vài milimét. Một cách khác là khám cổ định kỳ có thể sờ thấy nhân giáp nhỏ.
9. Tầm soát Ung thư tuyến tiền liệt:
Kết hợp thăm khám trực tràng bằng ngón tay hoặc siêu âm qua ngã trực tràng và xét nghiệm PSA máu.
Siêu âm qua ngã bụng khó phát hiện bướu nhỏ tuyến tiền liệt.
V. Sai lầm thường gặp khi tầm soát ung thư
– Sử dụng xét nghiệm máu đơn thuần để tầm soát ung thư.
– Xét nghiệm gene không có giá trị trong tầm soát ung thư mà chỉ cho biết nguy cơ (xác suất) mắc bệnh ung thư.
– Không chú trọng việc thăm khám bệnh để xác định yếu tố nguy cơ của mỗi người bệnh, mà chỉ chú trọng xét nghiệm.